Hành tinh của chúng ta gần đây đã được ghi nhận vòng quay đơn nhanh nhất của nó.
Kỷ lục đã bị phá vỡ vào ngày 29 tháng 7 — ngày mà thời gian ngắn hơn so với 24 giờ thông thường là 1,59 mili giây (phần nghìn giây). Mặc dù vòng tự quay của Trái Đất thay đổi theo mili giây mỗi ngày là bình thường, đây là vòng quay nhanh nhất hiện được ghi nhận.
Nhà vật lý thiên văn Đại học Auckland, Tiến sĩ Jan Eldridge, nói với Morning Report rằng đó là một phát hiện đáng ngạc nhiên. Cô nói rằng nếu tốc độ quay vẫn nhanh hơn bình thường trong nhiều năm liên tiếp, chúng ta có thể cần phải giới thiệu khái niệm một “giây nhuận” để giữ cho thời gian đi đúng hướng.
“Chúng ta có thể đo lường đủ chính xác để nếu những mili giây đó cộng lại trong một vài năm, ta phải có một giây nhuận khi đến một năm mới, nếu không chúng ta có thể bắt đầu sử dụng thời gian sai,” Eldrige nói.
Tuy nhiên, nhu cầu về một “giây nhuận” sẽ đòi hỏi nhiều thập kỷ tăng tốc độ quay.
Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác lý do tại sao vòng quay của Trái Đất lại tăng tốc nhưng có một vài giả thuyết trôi nổi xung quanh, Eldrige nói.
Một giả thuyết cho rằng do sự tan chảy của các đỉnh băng vùng cực của Trái Đất, nghĩa là có ít trọng lượng đẩy xuống các cực của Trái Đất hơn. Điều này có thể đã phân bố lại magma bên dưới lớp vỏ Trái Đất, dẫn đến một sự thay đổi nhỏ đối với cách Trái Đất tự quay.